Là tình trạng đốt
sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến
bệnh nhân đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, và thường đau lan xuống một hoặc hai
chân.
Bình thường Trượt đốt sống L5/S1
Trượt đốt sống thắt
lưng gây các triệu chứng và hậu quả gì?
Trước hết là gây đau
thắt lưng, lúc đầu đau khi đi, đứng lâu, cúi ngửa cột sống. Dần dần sau
đó bệnh nhân đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân do thần kinh
toạ bị chèn ép, đau tăng lên khi ho, hắc hơi. Đôi khi bệnh nhân cảm giác
đau buốt, tê bì xuống chân. Thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên rất khó khăn.
Có khi bệnh nhân cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi, ngửa. Bệnh
nhân càng hoạt động nhiều thì càng đau nhiều, nghỉ ngơi thì giảm đau.
Sự thay đổi tư thế và
dáng đi của bệnh nhân thường do co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt
trong đùi (cơ chân ngỗng), đi hơi khom lưng về phía trước, có thể kèm theo vẹo
cột sống sang bên. Trường hợp nặng, bệnh nhân có dáng đi giống trẻ
tập đi và khi xoay lưng thì khung chậu cũng xoay theo, bị teo cơ hai mông do
thiếu vận động.
Hình X quang trên cho
thấy trượt đốt sống nặng L5/S1 (hình bên trái). Trượt đốt sống L4/L5 do khuyết
eo L4 (hình bên phải).
Trượt đốt sống do
khuyết eo đốt sống mức độ
nặng và trượt đốt sống do loạn sản đốt sống là một dạng khác với trượt đốt sống
mức độ nhẹ do khuyết eo đốt sống. Gọi là trượt nặng khi di lệch hơn 50% bề mặt
thân đốt sống. Trượt nặng thường kèm theo gù vùng thắt lưng-cùng. Trượt nặng
hiếm gặp hơn trượt nhẹ, trong các trường hợp trượt đốt sống do khuyết eo đốt
sống thì trượt nặng chỉ chiếm dưới 10% và thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu
niên.
Phần lớn trường hợp
trượt đốt sống nặng đều gây đau, biến dạng còng cột sống và thay đổi dáng đi
bệnh nhân.
Trượt đốt sống do
thoái hoá cột sống, không liên quan gì
đến sự khiếm khuyết ống thần kinh, chủ yếu trượt thân đốt sống ra trước, và gây
hẹp trung tâm ống sống ngang chỗ trượt. Trượt đốt sống do thoái hoá thường gây
triệu chứng đau thắt lưng, có thể đau thần kinh toạ hay không, đi cách hồi thần
kinh (bệnh nhân đi bộ càng đi càng đau buốc và nặng hai chân, khi ngồi xuống,
nghỉ ngơi hoặc cúi người ra trước thì giảm đau).
Về nguyên nhân sinh
bệnh
Trượt đốt sống được phân thành 5 loại, đó là
trượt do loạn sản, do khuyết eo đốt sống, do thoái hoá, do chấn
thương và do bệnh lý.
Trượt đốt sống do loạn
sản thực sự là trượt
bẩm sinh do sự dị dạng chỗ nối cùng cụt với hai mấu khớp bên nhỏ, thiểu sản.
Hiếm gặp nhưng thường tiến triển nhanh và hay gây liệt vận động nặng. Điều trị
khó do các thành phần phía sau và các mấu ngang kém phát triển, khó hàn xương
sau-bên.
Trượt đốt sống do
khuyết eo là dạng thường
gặp nhất. Trong trượt đốt sống do khuyết eo đốt sống, có sự khiếm khuyết một
phần khớp liên mấu sau. Nếu khuyết eo mà không trượt thì được gọi là tình trạng
khuyết eo đơn thuần. Trượt có thể xảy ra do chấn thương lặp đi lặp lại nhiều
lần, thường ở những vận động viên thường có những cử động ưỡn quá mức cột sống
như vận động viên thể dục dụng cụ, cử tạ, bóng đá …
Có 5 mức độ trượt theo
tác giả Meyerding, dựa vào phim x
quang:
Độ 1: trượt 0-25% thân đốt sống.
Độ 2: trượt 26-50% thân đốt sống.
Độ 3: trượt 51-75% thân đốt sống.
Độ 4: trượt 76-100% thân đốt sống.
Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rơi
khỏi bề mặt thân đốt dưới.
Trượt đốt sống do thoái hoá là một bệnh của người lớn tuổi do hậu
quả của sự viêm và biến đổi của mấu khớp bên. Sự biến đổi các mấu khớp theo
hướng mặt phẳng đứng dọc sẽ cho phép trượt đốt sống nhẹ ra trước. Trượt đốt
sống do thoái hóa rất thường gặp, đa số không gây đau, nhưng có thể liệt hoặc
đi cách hồi thần kinh nặng lên nếu có kèm theo hẹp ống sống.
Trượt đốt sống do chấn
thương rất hiếm gặp và
có thể kết hợp với gãy mấu khớp dưới hoặc các thành phần của khớp. Điều trị
giống như các gãy cột sống khác.
Trượt đốt sống do bệnh
lý cũng rất hiếm
gặp, có thể do tổn thương các thành phần phía sau của đốt sống do ung thư di
căn hoặc các bệnh chuyển hoá của xương như bệnh Paget, lao cột sống, bướu đại
bào.
Điều trị trượt đốt
sống như thế nào?
Điều trị trượt đốt
sống do khuyết eo đốt sống người ta còn tranh cãi về nguyên nhân gây ra triệu
chứng, và được phân thành hai loại nhẹ và nặng để điều trị.
Trượt đốt sống nhẹ gây
đau thắt lưng và đau thần kinh toạ thường ở người lớn trẻ (90% người lớn và 10%
tuổi thiếu niên). Trượt đốt sống nặng thường gây đau thắt lưng, đau thần kinh
toạ, biến dạng cột sống, thay đổi dáng đi, hoặc đôi khi không gây triệu chứng.
Điều trị bảo tồn
Trượt đốt sống có triệu chứng (đau) thường bắt đầu bằng điều
trị bảo tồn như điều chỉnh các hoạt động hàng ngày, thuốc (giảm viêm, kết hợp
giảm đau acetaminophen. Nếu đau nặng có thể dùng các thuốc dãn cơ, corticoid
uống trong thời gian ngắn). Các biện pháp nắn chỉnh và vật lý trị liệu có thể
giúp chỉnh sửa tư thế xấu như làm ưỡn cột sống, gập háng, kéo giãn cơ thắt lưng
... nhưng không làm giảm hoặc hết trượt đốt sống. Tuy nhiên, nếu nắn chỉnh quá
mức, sai tư thế, có thể làm trượt tăng lên và gây đau. Chăm cứu cũng có thể có
ích giúp giảm đau. Phần lớn bệnh nhân có biểu hiện căng cơ chân ngỗng kéo dài.
Các biện pháp vật lý như nhiệt, kích thích điện, kéo giãn cột sống cũng giúp
giảm co thắt cơ. Tiêm corticoid ngoài màng cứng có thể thực hiện khi đau thần
kinh toạ nặng, tuy nhiên, dễ làm thoái hóa cột sống và đau tăng về sau. Nẹp
chỉnh hình (hình dưới) cũng có ích cho một số bệnh nhân và chỉ nên mang một
thời gian ngắn tránh mất nhận cảm cơ thể.
Mổ (phẫu thuật) chỉ mổ trong các
trường hợp sau:
1/ Trượt đốt sống đã được
điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần và thường sau 6-12 tháng điều trị bảo tồn mà không
giảm đau, ảnh hưởng sinh hoạt và lao động bệnh nhân hàng ngày.
2/ Bệnh nhân đau
nhiều, không đáp ứng với các biện pháp nghỉ ngơi và dùng thuốc.
3/ Trượt đốt sống gây
các biến chứng: liệt vận động một hoặc hai chân, teo cơ hạ chi, rối loạn cơ
vòng bàng quang (bí tiểu).
4/ Trượt đốt sống nặng
do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.
Những bệnh nhân chỉ
đau thắt lưng, điều trị bảo tồn hiệu quả hơn những bệnh nhân đau thắt lưng có
kèm đau thần kinh toạ (đau lan xuống chân). Phương pháp mổ trong trường hợp này
là hàn xương (thường đặt dụng cụ ốc chân cung) có hoặc không cần giải ép.
Hình X quang cho thấy
bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng L5/S1 đã được mổ nắn chỉnh, đặt dụng cụ
ốc chân cung với 2 thanh nối dọc, hàn liên thân đốt bằng nêm PEEK.
Trượt đốt sống nặng do
khuyết eo
Có nhiều phương pháp
mổ để điều trị trong trường hợp này. Phẫu thuật nắn chỉnh trượt, đặt dụng cụ,
hàn xương liên thân đốt lối sau cho kết quả tốt và được làm nhiều nhất hiện
nay, tuy nhiên dụng cụ lại đắt tiền.
Việc nắn chỉnh là cần
thiết để sửa sự biến dạng tư thế xấu cho bệnh nhân. Cố định bằng dụng cụ và hàn
xương giúp giữ sự vững chắc cho cột sống về sau. Song song với việc nắn chỉnh,
hàn xương và cố định dụng cụ thì việc giải ép rễ thần kinh là cần thiết.
Tuy nhiên, phẫu thuật
này lại làm cứng, mất độ linh hoạt của cột sống. Do đó làm hạn chế một phần
chức năng gập, duỗi, nghiêng, xoay của cột sống về sau, đồng thời cũng làm tăng
gánh gặng vận động bù trừ của đốt sống kế cận nên dễ bị tổn thương khi người
bệnh trở lại công việc nặng nhọc. Phẫu thuật này cũng có nguy cơ tai biến cho
bệnh nhân như tổn thương rễ thần kinh, một số ít trường hợp bệnh nhân bị
hội chứng chùm đuôi ngựa, đặc biệt nếu cố nắn cho thật hết các biến dạng. Đa số
tổn thương đều được hồi phục, nhưng cũng có trường hợp không hồi phục. Các tai
biến biến chứng khác cũng có thể gặp phải (rất hiếm xảy ra) như mất máu, nhiễm
trùng vùng mổ, các tai biến do gây mê hồi sức, phản ứng có hại của thuốc …
Trượt đốt sống do
thoái hoá cột sống
Thường gặp ở bệnh
nhân lớn tuổi nên hay kèm theo tình trạng loãng xương. Do đó, điều trị bảo
tồn ngoài việc thay đổi lối sống, công việc, kiểm soát triệu chứng đau của bệnh
nhân còn phải quan tâm đến đều trị loãng xương.
Chỉ định mổ khi điều
trị bảo tồn thất bại. Hàn xương và cố định bằng dụng cụ là phẫu thuật thường áp
dụng. Tuy nhiên khó đạt được độ vững chắc do tình trạng loãng xương và nếu phẫu
thuật viên thiếu kinh nghiệm.
Như vậy:
Trượt đốt sống nếu
không gây triệu chứng gì hoặc chỉ thỉnh thoảng đau thắt lưng, không lan xuống
chân và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì chỉ cần thay đổi lối sống,
tránh tư thế xấu dễ tổn thương cột sống như cúi người khiêng nặng, xoay vặn cột
sống quá mức, tránh làm việc nặng nhọc. Tập vận động các động tác làm tăng
cường sức mạnh khối cơ thân. Khám định kỳ mỗi 6 tháng bởi bác sĩ chuyên khoa để
được theo dõi diễn tiến bệnh.
Trường hợp trượt đốt
sống làm đau thắt lưng và đau thần kinh toạ liên tục cần phải được điều trị bởi
bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát triệu chứng.
Chỉ định mổ giải ép rễ
thần kinh, cố định bằng dụng cụ và hàn xương khi điều trị bảo tồn ít nhất 6
tuần trở lên thất bại, đau diễn tiến nặng hơn, biến dạng cột sống, liệt chân,
teo cơ, bí tiểu.
Phẫu thuật chỉ cho kết
quả tốt, tỉ lệ thành công cao khi làm đúng chỉ định và được thực hiện bởi bác
sĩ chuyên khoa. Luôn luôn có một tỉ lệ tai biến, biến chứng nhất định (mặc dù
rất thấp, và tùy thuộc trình độ và kinh nghiệm của từng bác sĩ phẫu thuật viên
cũng như tính chất phức tạp của cuộc mổ).
Kết quả điều trị có
tốt hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
1/ Bệnh nhân điều trị
sớm, khi chưa có biến chứng teo cơ, liệt chi, bí tiểu.
2/ Mức độ nặng của
bệnh: trượt càng nặng, mổ càng khó và dễ biến chứng hơn.
3/ các bệnh đi kèm
theo: trượt đốt sống có kèm loãng xương thì mổ dễ thất bại, do bắc ốc không
chắc, không vững, hàn xương thấp.
4/ Trình độ và kinh
nghiệm của bác sĩ phẫu thuật viên. Phải làm đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, thao
tác khéo léo.
Phẫu thuật nắn chỉnh
trượt, cố định ốc chân cung, hàn liên thân đốt lối sau là phẫu thuật được cho
là hiệu quả nhất hiện nay để điều trị trượt đốt sống thắt lưng. Bệnh nhân cần
chú ý, có 3 vấn đề hết sức cơ bản trong phẫu thuật điều trị trượt đốt sống,
giúp cuộc mổ thành công, đó là:
1/ Phải giải ép cho
thật tốt: vì đa số trường hợp trượt đốt sống đều có tổn thương rễ thần kinh do
chèn ép. Nếu giải ép không tốt, sau mổ bệnh nhân sẽ đau thần kinh tọa kéo dài.
2/ Cố định bằng dụng
cụ thật vững chắc: vì nếu không vững chắc thì sau mổ bệnh nhân sẽ đau thêm do
lỏng dụng cụ, tổn thương thêm cột sống và thần kinh tọa do dụng cụ gây ra. Nếu
bác sĩ phẫu thuật kém, không khéo léo, đặt ốc sai vị trí (ra ngoài chân cung),
hoặc đặt trật, đặt lại nhiều lần sẽ làm lỏng ốc chân cung, kết quả dụng cụ
không cố định vững chắc. Hoặc đặt ốc chân cung trên bệnh nhân loãng xương cũng
khó vững chắc, khi đó, phẫu thuật viên thường tăng cường hệ thống cố định bằng
nhiều ốc hơn, hy vọng tăng độ vững. Sau mổ cho bệnh nhân điều trị loãng xương
thật tích cực để giảm thiểu rủi ro lỏng ốc.
3/ Hàn xương: có 2 kỹ
thuật hàn xương hay được áp dụng để đều trị trượt đốt sống là hàn sau bên và
hàn liên thân đốt.
-
Hàn sau bên là dùng
xương ghép tự thân của bệnh nhân ghép vào phí sau bên của cột sống, dọc 2 khối
mấu khớp bên. Kỹ thuật này cho thất bại cao, nên ngày nay hiếm được dùng.
-
Hàn liên thân đốt: là
kỹ thuật hàn giữa 2 thân đốt sống. Trước kia, người ta dùng xương ghép hấy từ
mào chậu của chính bệnh nhân để ghép vào giữa 2 thân đốt sống. Sau mổ thường
bệnh nhân đau ở vết mổ mào chậu, và nếu làm không khéo léo cũng có nguy cơ thất
bại. Ngày nay, khoa học phát triển, nên hàn liên thân đốt được sử dụng nêm PEEK
(Poly Ether Ether Keton) có nhồi xương ghép tự thân lấy từ bản sống của chính
bệnh nhân, đặt vào giữa 2 thân đốt sống.
Nếu bác sĩ phẫu thuật
viên chỉ mổ giải ép và cố định bằng dụng cụ mà không hàn xương thì sau mổ bệnh
nhân cũng có thể hết đau sau vài tháng đầu. Nhưng sau đó thì nguy cơ gãy ốc
chân cung rất cao (gãy ốc do mỏi). Vì ốc chỉ có tác dụng giữ vững cột sống
trong thời gian đầu từ 6 tháng đến một năm. Sau thời gian này, khi xương đã
lành, hàn xương tốt thì vai trò giữ vững cột sống là của chính bản thân cột sống
chứ không phải của ốc chân cung nữa. Vì vậy, nếu sau khoảng 6 tháng đến một năm
mà xương chưa hàn, không tự chủ vững được thì ốc chân cung sẽ bị gãy do bị chịu
lực và uốn bẻ theo vận động của cột sống nhiều lần (gọi là gãy do mỏi ốc). Đây
là một vấn đề rất nhức nhối hiện nay của nhiều bác sĩ phẫu thuật viên trẻ, đặc
biệt là các bác sĩ mổ bao trọn gói với bệnh nhân. Bác sĩ nhận một số tiền trọn
gói của bệnh nhân cho ca mổ, với thời gian mằm viện được bác sĩ giao ước trước
với bệnh nhân. Bác sĩ sẽ thanh toán tiền lại cho bệnh viện. Chính vì thế, mọi
chế độ thuốc men cũng như các dụng cụ sử dụng cho bệnh nhân đều sẽ bị khống chế
đến mức thấp nhất để hưởng lợi cao nhất. Do đó, bệnh nhân sẽ được nằm phòng rẻ
tiền nhất, thuốc tối thiểu nhất, thuốc rẻ tiền nhất. Và do vậy, ốc chân cung mà
bác sĩ dùng cho bệnh nhân cũng là loại rẻ nhất. Tệ hơn nữa là, vì ham lợi mà
bất chấp tai hại về sau cho bệnh nhân, nên mổ chỉ đặt ốc, không dùng nêm PEEK
hàn xương (vì nêm PEEK rất đắt tiền). Vì vậy, một lời khuyên chân thành nhất
đối với bệnh nhân là không nên đưa tiền cho bác sĩ bao bệnh, mà nằm viện, đóng
tiền cho bệnh viện với hóa đơn chi tiết đầy đủ từng loại thuốc men mình dùng,
với giá thành hợp lý. Ốc vít sử dụng cũng được thông báo trước với giá cụ thể.
Có như vậy mới tránh được các nguy cơ rủi ro tai biến muộn về sau mà chính bệnh
nhân phải lãnh đủ.
Có 2 loại nêm PEEK, đó
là PEEK cong hình trái chuối và PEEK thẳng hình đầu đạn. Thông thường, một PEEK
cong có giá bằng 2 PEEK thẳng. Nêm PEEK là vật liệu tổng hợp bằng chất sừng,
không cản quang. Do đó, các nhà khoa học đã dùng một sợi kim loại cản quang
luồn vào 2 đầu của nêm PEEK. Mục đích để có thể chụp X quang sau mổ, thấy được
vị trí của nêm PEEK trong cột sống có đúng vị trí cần đặt hay không.
PEEK thẳng thường phải
dùng 2 con để tạo thế cân bằng giữa 2 thân đốt sống, rất vững. Tuy nhiên, nhiều
bác sĩ phẫu thuật viên chỉ sử dụng 1 nêm PEEK thẳng, đặt chéo. Kiểu đặt này sẽ
tiết kiệm cho bác sĩ 1 nêm PEEK, nhưng lại không vững bằng và đương nhiên nguy
cơ không hàn xương cũng cao hơn. Nêm PEEK cong hình trái chuối (Banana Cage)
được thiết kế để đặt ngang theo chiều cong thân đốt sống, sử dụng 1 con, cũng
rất vững và cho tỉ lệ hàn xương cao.
Ốc chân cung cũng có
nhiều loại và nhiều hãng khác nhau. Xuất sứ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài
Loan … và Trung Quốc. Tất cả đều làm bằng TITANIUM.
Dưới đây là hình X
quang sau mổ một bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng L5/S1 do khuyết eo đốt
sống L5. Phẫu thuật GILL, nắn chỉnh trượt hoàn chỉnh, cố định bằng 4 ốc chân
cung, 2 thanh nối dọc rất vững chắc, có nêm PEEK cong hàn liên thân đốt giữa
đốt sống L5 và S1. Kết quả sau mổ rất tốt.
Hình
X quang trên cho thấy bệnh nhân được mổ cắt bỏ toàn bộ bản sống L5/S1, cố định
bằng 6 ốc chân cung, nhưng không hàn liên thân đốt (không đặt nêm PEEK đĩa đệm.
Hậu quả là gãy ốc chân cung một thời gian sau mổ (mũi tên trắng và đen).
Dưới đây là một trường
hợp khác. Bệnh nhân nữ, 53 tuổi, đau thắt lưng lan 2 chân điều trị nhiều năm
không hết, đau ngày càng nhiều nên nhập viện phẫu thuật.
Hình X quang cột sống
thắt lưng thẳng-nghiêng cho thấy trượt đốt sống L5/S1.
Hình X quang động cho thấy trong tư thế cúi tối đa, mức độ trượt đốt sống tăng lên; trong tư thế ngửa tối đa, mức độ trượt giảm đi, nhưng khe đĩa đệm bị hẹp lại. Điều đó chứng tỏ có sự mất vững rõ rệt tầng L5/S.
Hình X quang động cho thấy trong tư thế cúi tối đa, mức độ trượt đốt sống tăng lên; trong tư thế ngửa tối đa, mức độ trượt giảm đi, nhưng khe đĩa đệm bị hẹp lại. Điều đó chứng tỏ có sự mất vững rõ rệt tầng L5/S.
Hình chụp cộng hưởng
từ (MRI) bên dưới cho thấy trượt đốt sống L5/S1, thoát vị đĩa đệm L5/S1 làm hẹp
ống sống tương ứng (mũi tên đỏ).
Bệnh nhân được mổ bởi một bác sĩ mới tập tành trong nghề. Cuộc mổ kéo dài hơn 8 giờ, mất 1,5 lít máu.
Mổ lộn tầng, sai kỹ
thuật, mở bản sống quá mức, mở toàn bộ từ bản sống L5 lên đến hến bản sống L4
(trong khi tầng L4/L5 không có bệnh). Bắc ốc chân cung quá dài, qua khỏi bờ
trước các đốt sống L5 và S1 vào ổ bụng (cạnh động mạch chủ rất nguy hiểm). Đặc
biệt hai ốc bắc vào S1 quá thấp, dễ tổn thương rễ thần kinh. Bệnh nhân chỉ được
mổ giải ép, cố định bằng dụng cụ 4 ốc chân cung, hai thanh nối dọc, không có
nêm PEEK hàn liên thân đốt. Trường hợp này, có thể bệnh nhân có hết đau sau mổ.
Tuy nhiên, nguy cơ gãy ốc chân cung là hầu như rất cao về sau. Đặc biệt nguy cơ
làm trượt, mất vững thêm tầng L4/L5 sau này (do đã mở toàn bộ bản sống L4).
Hình X quang bên dưới
cho thấy ốc chân cung cả L5 và S1 đều quá dài, qua khỏi bờ trước thân đốt sống,
vào ổ bụng.
Đĩa đệm L5/S1 cao
nhưng lại không đặt nêm PEEK hàn liên thân đốt, và chưa được nắn trượt tốt.
Tổng chi phí cho một
cuộc mổ trên 70 triệu, trong đó bảo hiểm Bảo Việt trả viện phí hơn 40 triệu
(công mổ của bác sĩ: 15 triệu). Bệnh nhân trả tiền ốc hơn 35 triệu. Đắt gần gấp
đôi so với bình thường.
Vì sức khỏe là quan
trọng, hãy luôn sáng suốt chọn cho mình người thầy thuốc giỏi, có tâm, biết
thương yêu bệnh nhân. Đặc biệt là trước khi quyết định cho những trường hợp mổ
lớn, mổ khó.
Chân thành cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian để viết bài rất chi tiết!
Trả lờiXóaTôi thấy bác sĩ rất có đức. Đã chia sẻ những kinh nghiệm về mổ trượt đốt sống cho những người chưa hiểu biết. Và có thêm kiến thức để chọn hình thức mổ an toàn và hiệu quả kinh tế. Vì đa số những người bị bệnh đốt sống là những người lao động nặng, kinh tế khó khăn. Rất cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ bài viết này. Tôi thấy bác sĩ rất có lương tâm nghề nghiệp. Thật hiếm có khi hiện tại đa số đều vì đồng tiền mà người ta bán cả lương tâm, vì vậy tôi rất cảm kích bài viết của bác sĩ, mong rằng xã hội hiện nay có nhiều người như thế này. Một lần nữa xin cảm ơn.
Trả lờiXóaTôi thấy bác sĩ rất có đức. Đã chia sẻ những kinh nghiệm về mổ trượt đốt sống cho những người chưa hiểu biết. Và có thêm kiến thức để chọn hình thức mổ an toàn và hiệu quả kinh tế. Vì đa số những người bị bệnh đốt sống là những người lao động nặng, kinh tế khó khăn. Rất cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ bài viết này. Tôi thấy bác sĩ rất có lương tâm nghề nghiệp. Thật hiếm có khi hiện tại đa số đều vì đồng tiền mà người ta bán cả lương tâm, vì vậy tôi rất cảm kích bài viết của bác sĩ, mong rằng xã hội hiện nay có nhiều người như thế này. Một lần nữa xin cảm ơn.
Trả lờiXóaXin hỏi là người già bị trựợc 2 đốt L5
Trả lờiXóamà bị loãng xương thì không nên mổ phải không bác sĩ
bài viết thật tuyệt vời!
Trả lờiXóaCảm ơn bác sĩ đã chia sẻ bài viết một cách chân thành và có tâm
Trả lờiXóaCam on bac sy da chia se Chi tiet tuong tan va rat co tam, Co duc ve cach dieu tri benh truot dot song L5S1.xin cho hoi toi 55tuoi da mo truot dot song L4L5S1 cach day 15 nam (2003) o bvcr. Gio lai bi truot L5S1 gay dau lung vay Chi uong thuoc chu khong mo nua phai
Trả lờiXóakhong a.
bác ơi bệnh nhân bị trượt đốt sống l5 nhưng trong MRI k có chèn ép ;à sao ạ.
Trả lờiXóabài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa