Có bao nhiêu loại khớp háng ? Có
rất nhiều loại khớp háng nhân tạo tùy theo loại vật liệu và các thế hệ khác
nhau. Tuy nhiên, có thể phân thành 3 loại cơ bản như sau:
1/ Chỏm Moore:
Chui và chỏm dính liền một khối.
Là loại khớp háng thế hệ đầu tiên, được sử dụng
để thay cho những trường hợp hư cổ xương đùi mà phần ổ cối của khung chậu còn
tốt (gãy cổ xương đùi không lành xương). Tuy nhiên do chỏm nhân tạo là kim loại
cứng, nên ma sát với sụn khớp của ổ cối lâu ngày tạo sự bào mòn ổ cối làm bệnh
nhân đau. Do đó bệnh nhân không sử dụng được lâu. Vì vậy ngày nay rất hiếm được
sử dụng, chỉ ở những người già, không có tiền thay các loại khác.
2/ Khớp háng lưỡng cực (còn gọi là khớp bipolar):
2/ Khớp háng lưỡng cực (còn gọi là khớp bipolar):
Là loại khớp háng có phần chui và chỏm tách rời
2 khối khác nhau. Phần chỏm có thể di động xoay quanh chui, ngoài ra phần chỏm
nhân tạo cũng có thể xoay trong ổ cối của xương chậu. Nhờ vậy, làm giảm tốc độ
bào mòn ổ cối, nên sử dụng được lâu hơn so với chỏm Moore. Tuy nhiên về sau ổ
cối xương chậu cũng bị bào mòn, gây đau, hư ổ cối với tỉ lệ khá cao. Cho nên
sau này người ta chỉ thay khớp háng lưỡng cực cho những bệnh nhân bị gãy cổ
xương đùi không lành xương, ổ cối chưa bị biến dạng ở bệnh nhân lớn tuổi. Đối
với người trẻ, tuổi thọ còn dài thì không dùng loại khớp háng này nữa.
3/ Khớp háng toàn phần:
3/ Khớp háng toàn phần:
Là loại khớp thay cả phần chui, chỏm xương
đùi và cả phần mái ổ cối của xương chậu. Phần ổ cối nhân tạo được bắc ốc cố
định vào xương chậu. Loại này có ưu điểm là khi bệnh nhân đi thì sự ma sát chỉ
xảy ra giữa các bộ phận nhân tạo với nhau mà không có sự ma sát giữa phần nhân
tạo với mặt khớp của bệnh nhân. Chính vì thế mà tuổi thọ của loại khớp háng
toàn phần khá cao so với hai loại trên nếu được thay đúng chỉ định, đúng kỹ
thuật và bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn của thầy thuốc. Loại này
thường được dùng cho những bệnh nhân trẻ tuổi.
Ngoài ra còn nhiều loại mới được cải tiến từ các loại trên, nhưng tuổi thọ và tính an toàn chưa được chứng minh nên chưa sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Khi nào thì cần thay khớp háng ?
Ngoài ra còn nhiều loại mới được cải tiến từ các loại trên, nhưng tuổi thọ và tính an toàn chưa được chứng minh nên chưa sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Khi nào thì cần thay khớp háng ?
Lúc đầu, người ta thay khớp háng trong 2 trường
hợp là:
Thứ nhất: đau do viêm khớp nặng, làm tàn phế ở những bệnh nhân trên 65 tuổi mà không thể giải quyết dứt điểm bằng các biện pháp điều trị không mổ.
Thứ hai: Thay khớp để cải thiện chức năng khớp bị hư.
Sau này, do phẫu thuật thay khớp háng đã cho kết quả thành công đáng khích lệ, nên chỉ định thay khớp đã được mở rộng hơn, gồm những chỉ định như sau:
1/ Viêm khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu niên, viêm cột sống dính khớp.
2/ Thoái hóa khớp (viêm xương khớp, viêm khớp phì đại): nguyên phát hoặc thứ phát sau các bệnh:
- Bệnh tróc sụn tiếp hợp chỏm xương đùi.
- Trật khớp háng bẩm sinh, loạn sản khớp hông.
- Bệnh Coxa plana (Legg-Calvé-Perthes).
- Bệnh Paget
- Trật khớp háng do chấn thương.
- Gãy cổ xương đùi, ổ cối.
- Bệnh Hemophilia.
3/ Hoại tử chỏm xương đùi do:
- Sau gãy xương hoặc trật khớp.
- Bệnh hoại tử vô mạch chỏm xương đùi.
- Bệnh tróc sụn tiếp hợp chỏm xương đùi.
- Bệnh Hemoglobin (bệnh hồng cầu hình liềm).
- Bệnh lý ở thận.
- Do dùng corticoid.
- Do nghiện rượu.
- Nhiễm độc chất.
- Bệnh Lupus ban đỏ.
- Bệnh Gút.
- Không lành xương trong các trường hợp gãy cổ xương đùi, gãy xương vùng mấu chuyển có ảnh hưởng làm hư chỏm xương đùi.
4/ Hư khớp sau viêm mủ khớp háng hoặc viêm xương tủy, đã hết nhiễm trùng (đường máu hoặc sau mổ).
5/ Hư khớp háng sau lao khớp háng.
6/ Trật hoặc bán trật khớp háng bẩm sinh.
7/ Dính khớp và khớp giả.
8/ Thay lại khớp háng nhân tạo bị hư.
9/ Bướu xương vùng mấu chuyển hoặc đầu trên xương đùi.
10/ Các bệnh lý di truyền như bất sản sụn …
Trước kia, những bệnh nhân 60-75 tuổi là những ứng cử viên thay khớp thích hợp nhất, nhưng từ thập niên 1990s thì chỉ định rộng hơn. Do tuổi thọ dân số tăng nên có nhiều bệnh nhân tay khớp lớn tuổi hơn.
Thay khớp cũng là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân trẻ, khoẻ bị bệnh khớp háng một bên (hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, viêm khớp sau chấn thương). Tuy nhiên, thay khớp là một phẫu thuật lớn, khớp nhân tạo luôn luôn có chức năng kém hơn khớp thật và tuổi thọ thường hạn chế (trung bình khoảng 10 – 15 năm). Các tai biến, biến chứng do thay khớp mặc dủ tỉ lệ thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra như: các tai biến trong lúc mổ do gây mê, thuyên tắc mạch, nhiễm trùng, trật khớp nhân tạo tái đi tái lại … Do đó, thông thường những bệnh nhân mắc các bệnh lý khớp háng được cho điều trị bảo tồn trước, bao gồm việc giảm cân (để làm giảm sự chịu lực của khớp háng), giảm hoạt động thể lực, đi nạng, dùng thuốc ... Việc này sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và có thể trì hoãn phẫu thuật thay khớp khi chưa thực sự cần thiết. Nếu bệnh nhân trẻ, đang làm công việc nặng nhọc mắc bệnh lý khớp háng có nguy cơ phải thay khớp thì cần giáo dục nghề nghiệp, hướng sang nghề khác nhẹ nhàng hơn, để tránh việc phải thay khớp trong khi tuổi còn trẻ.
Thứ nhất: đau do viêm khớp nặng, làm tàn phế ở những bệnh nhân trên 65 tuổi mà không thể giải quyết dứt điểm bằng các biện pháp điều trị không mổ.
Thứ hai: Thay khớp để cải thiện chức năng khớp bị hư.
Sau này, do phẫu thuật thay khớp háng đã cho kết quả thành công đáng khích lệ, nên chỉ định thay khớp đã được mở rộng hơn, gồm những chỉ định như sau:
1/ Viêm khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu niên, viêm cột sống dính khớp.
2/ Thoái hóa khớp (viêm xương khớp, viêm khớp phì đại): nguyên phát hoặc thứ phát sau các bệnh:
- Bệnh tróc sụn tiếp hợp chỏm xương đùi.
- Trật khớp háng bẩm sinh, loạn sản khớp hông.
- Bệnh Coxa plana (Legg-Calvé-Perthes).
- Bệnh Paget
- Trật khớp háng do chấn thương.
- Gãy cổ xương đùi, ổ cối.
- Bệnh Hemophilia.
3/ Hoại tử chỏm xương đùi do:
- Sau gãy xương hoặc trật khớp.
- Bệnh hoại tử vô mạch chỏm xương đùi.
- Bệnh tróc sụn tiếp hợp chỏm xương đùi.
- Bệnh Hemoglobin (bệnh hồng cầu hình liềm).
- Bệnh lý ở thận.
- Do dùng corticoid.
- Do nghiện rượu.
- Nhiễm độc chất.
- Bệnh Lupus ban đỏ.
- Bệnh Gút.
- Không lành xương trong các trường hợp gãy cổ xương đùi, gãy xương vùng mấu chuyển có ảnh hưởng làm hư chỏm xương đùi.
4/ Hư khớp sau viêm mủ khớp háng hoặc viêm xương tủy, đã hết nhiễm trùng (đường máu hoặc sau mổ).
5/ Hư khớp háng sau lao khớp háng.
6/ Trật hoặc bán trật khớp háng bẩm sinh.
7/ Dính khớp và khớp giả.
8/ Thay lại khớp háng nhân tạo bị hư.
9/ Bướu xương vùng mấu chuyển hoặc đầu trên xương đùi.
10/ Các bệnh lý di truyền như bất sản sụn …
Trước kia, những bệnh nhân 60-75 tuổi là những ứng cử viên thay khớp thích hợp nhất, nhưng từ thập niên 1990s thì chỉ định rộng hơn. Do tuổi thọ dân số tăng nên có nhiều bệnh nhân tay khớp lớn tuổi hơn.
Thay khớp cũng là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân trẻ, khoẻ bị bệnh khớp háng một bên (hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, viêm khớp sau chấn thương). Tuy nhiên, thay khớp là một phẫu thuật lớn, khớp nhân tạo luôn luôn có chức năng kém hơn khớp thật và tuổi thọ thường hạn chế (trung bình khoảng 10 – 15 năm). Các tai biến, biến chứng do thay khớp mặc dủ tỉ lệ thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra như: các tai biến trong lúc mổ do gây mê, thuyên tắc mạch, nhiễm trùng, trật khớp nhân tạo tái đi tái lại … Do đó, thông thường những bệnh nhân mắc các bệnh lý khớp háng được cho điều trị bảo tồn trước, bao gồm việc giảm cân (để làm giảm sự chịu lực của khớp háng), giảm hoạt động thể lực, đi nạng, dùng thuốc ... Việc này sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và có thể trì hoãn phẫu thuật thay khớp khi chưa thực sự cần thiết. Nếu bệnh nhân trẻ, đang làm công việc nặng nhọc mắc bệnh lý khớp háng có nguy cơ phải thay khớp thì cần giáo dục nghề nghiệp, hướng sang nghề khác nhẹ nhàng hơn, để tránh việc phải thay khớp trong khi tuổi còn trẻ.
Trong trường hợp bệnh nhân đau cả về đêm, đau khi vận động, khi chịu sức nặng
làm bệnh nhân không thể làm việc hoặc thực hiện các công việc bình thường hàng
ngày, bệnh không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị bảo tồn nào và chụp X
quang có hình ảnh hư khớp thì cần phải thay khớp.
Những bệnh nhân bị hạn chế vận động, leo trèo,
hoặc chiều dài 2 chân không bằng nhau nhưng khớp háng không đau hoặc đau ít thì
cũng không cần thay khớp.
Người bệnh sau khi thay khớp háng sẽ làm việc,
sinh hoạt như thế nào ?
Như đã nói ở trên, khớp háng nhân tạo dù tốt đến
đâu cũng không thể bằng khớp háng thật, và có chức năng hạn chế hơn khớp háng
thật. Khớp háng nhân tạo chỉ giúp bệnh nhân hết đau và đi đứng tương đối bình
thường. Bệnh nhân sau khi thay khớp háng nhân tạo sẽ không thể làm công việc
nặng nhọc được nữa, không được chạy bộ, không được bắt chéo chân, không được
xoay ngoài bàn chân quá mức, không được gập háng quá 90 độ (vì những tư thế đó
dễ làm trật khớp háng nhân tạo). Do đó bệnh nhân không thể ngồi xỏm được. Nếu
không tránh được những điều tối kỵ này thì tuổi thọ của khớp sẽ không cao, thậm
chí hư rất sớm.
BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHÉP LÀM
NHỮNG ĐỘNG TÁC SAU
Gập háng dưới 80 độ (chú
ý tư thế ngồi, đi).
Tư thế ngồi duỗi nhẹ háng, cách mang vớ, cách thay đổi từ tư thế
ngồi sang tư thế đứng.
BỆNH NHÂN KHÔNG ĐƯỢC LÀM NHỮNG ĐỘNG TÁC SAU:
Không gập háng quá 95 độ,
không ngồi xỏm, không bắt chéo chân, không xoay ngoài bàn chân quá mức.
Vấn đề sinh hoạt tình dục sau thay khớp háng ra
sao ?
Khi khớp háng bị hư sẽ làm cho người bệnh
mất khả năng hoạt động tình dục do đau và cứng khớp. Ở người trẻ tuổi, hầu hết
bệnh nhân đều phục hồi khả năng sinh dục. Tuy nhiên, cần phải thận trọng để
tránh tổn thương vết mổ và nguy cơ trật khớp háng nhân tạo do sai tư thế.
Vậy sau mổ bao lâu thì bệnh nhân có thể quan hệ
tình dục trở lại ? Đây là một câu hỏi rất thường gặp ở nhiều bệnh nhân trẻ.
Theo nhiều chuyên gia thì bệnh nhân có thể trở
lại quan hệ tình dục an toàn khi vết mổ đã lành và các mô đã tạo được một lớp
vỏ bao chắc quanh khớp háng nhân tạo. Thời gian này thường là sau mổ khoảng 6
tuần (chắc chắn nhất là sau 8 tuần). Khi bệnh nhân có thể đi lại bình thường mà
không bị đau vùng vết mổ.
Khi quan hệ tình dục cần chú ý tránh các tư thế
dễ gây trật khớp như tránh gập háng quá 90 độ, tránh xoay trong hoặc xoay ngoài
bàn chân quá mức, tránh tư thế bắt chéo chân và khép háng quá mức. Đa số bệnh
nhân (cả nam lẫn nữ) sau thay khớp đều thích quan hệ tình dục ở tư thế thụ động
hơn (nằm dưới) để đỡ bị mỏi. Khi khớp đã lành, có thể chuyển dần sang thế chủ
động và sau nhiều tháng có thể ở nhiều tư thế khác nhau.
Các tư thế được phép:
Các tư thế không được phép (cần tránh):
Quá hay! Cảm ơn BS nhiều ạ
Trả lờiXóathank bs
Trả lờiXóa