ĐƯỜNG CONG SINH LÝ CỦA CỘT SỐNG LÀ GÌ ?
BSCK
II. Nguyễn Văn Khoan.
1. Đường
cong sinh lý của cột sống:
Ở người trưởng thành, cột sống con người gồm
7 đốt sống cổ (Cervical), 12 đốt sống ngực hay còn gọi là đốt sống lưng
(Thoracic, Dorsal), 5 đốt sống thắt lưng (Lumbar), 5 đốt sống cùng kết dính thành
một khối xương gọi là xương cùng (Sacrum), hai bờ bên của xương cùng có khớp cùng
chậu (Sacro-Iliac) để khớp với 2 xương cánh chậu, 3-5 đốt sống cuối cùng kết dính
tự nhiên với nhau tạo thành xương cụt (Coccyx, tailbone) có vai trò quan trọng
trong việc nâng đỡ cơ thể ở tư thế ngồi.
Đường cong sinh lý của cột sống là đường cong
cột sống ở người bình thường. Ở người bình thường thì khi nhìn cột sống từ phía
sau trong tư thế đứng thẳng, cột sống là một đường thẳng từ trên xuống (Từ đốt
sống cổ đầu tiên (C1) đến đỉnh xương cùng. Mọi sự uốn lượn qua phải hoặc qua trái
của một đoạn nào đó của cột sống đều là bất thường và cần tìm nguyên nhân để chữa
trị. Khi nhìn ngang từ một bên thì cột sống là một đường cong uốn lượn mềm mại
từ cổ đến lưng, thắt lưng và xương cùng - cụt. Đây chính là đường
cong sinh lý của cột sống.
Cột sống không uốn lượn mềm mại như hình trên hoặc uốn lượn khác thường, ngược
lại với đường cong này đều là sự bất thường, cần tìm nguyên nhân.
Đường cong sinh lý bình thường của cột sống
khi nhìn từ một bên, cho thấy đoạn cột sống cổ ở tư thế ưỡn (Lordosis), độ ưỡn
trung bình là 20-40 độ; cột sống ngực/hay lưng thì còng (Kyphosis), độ còng
trung bình là 20-40 độ, cột sống thắt lưng thì ưỡn, độ ưỡn trung bình là 40-60
độ; các đốt sống cùng dính nhau thành một khối xương gọi là xương cùng thì ở trạng
thái còng.
Kiểu đường cong |
Mô tả đường cong |
Còng (Kyphosis) |
Cong bề lồi ra trước,
bề lõm ra sau |
Ưỡn (Lordosis) |
Cong bề lồi ra sau, bề
lõm ra trước |
Đường cong sinh lý |
Độ cong trung bình |
Cổ - ưỡn |
20 - 40 độ |
Ngực/Lưng - còng |
20 - 40 độ |
Thắt lưng - ưỡn |
40 - 60 độ |
Xương cùng - còng |
còng |
Sự chuyển tiếp từ trạng thái ưỡn của cột sống cổ sang
trạng thái còng của đoạn ngực/lưng, từ trạng thái còng của đoạn ngực/lưng sang
trạng thái ưỡn của đoạn thắt lưng và từ trạng thái ưỡn của đoạn thắt lưng sang trạng
thái còng của xương cùng cũng có sự thay đổi đường cong và hướng đi một cách từ
từ. Mọi sự thay đổi đột ngột hoặc thay đổi theo chiều hướng khác với đường cong
sinh lý này đều là sự bất thường, cần phải tìm nguyên nhân.
2. Mất
đường cong sinh lý cột sống:
Sự
bất thường của đường cong cột sống (Abnormal curves of spine) có nhiều mức độ
khác nhau. Ngày nay, nhiều trường hợp bệnh nhân đi khám bệnh cột sống, được chụp
X quang thường quy, X quang cắt lớp điện toán (CT), hoặc chụp cộng hưởng từ
(MRI), bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đọc phim ghi nhận “mất hoặc giảm đường cong
sinh lý cột sống”. Không hiểu từ này có ý nghĩa như thế nào nên nhiều người thắc
mắc không biết hỏi ai. Thực sự, sự mất đường cong sinh lý cột sống chỉ là sự
thay đổi bất thường một cách kín đáo, nhẹ nhàng của một đoạn nào đó của cột sống.
Ví
dụ:
-
Cột sống cổ ưỡn ít không đến 20 độ, hoặc
thẳng đứng, hoặc hơi còng nhẹ của một vài đốt sống nào đó.
-
Cột sống ngực còng ít không đến 20 độ, hoặc
thẳng đứng thay vì uốn cong mềm mại từ từ, từ 20 đến 40 độ.
-
Cột sống thắt lưng ưỡn ít không đến 40 độ,
hoặc thẳng đứng, hoặc hơi còng nhẹ của một vài đốt sống nào đó.
-
Xương cùng thì không bị mất đường cong
sinh lý vì được hàn dính thành khối từ nhỏ.
Các
trường hợp cột sống bị cong vẹo bất thường rõ rệt thì không gọi là giảm hay mất
đường cong sinh lý cột sống, mà đó là bệnh lý biến dạng cột sống (spinal
deformity). Thường gặp nhất là vẹo cột sống (Scoliosis), còng cột sống
(Kyphosis), hoặc biến dạng phối hợp vừa vẹo vừa còng vừa xoay (Rotation).
3. Nguyên
nhân làm mất đường cong sinh lý cột sống:
Như
đã nói ở trên, mất đường cong sinh lý của cột sống chỉ là thuật ngữ nói lên sự
bất thường nhẹ, kín đáo của hướng uốn cong của cột sống. Nguyên nhân thường gặp
nhất là do thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng như
nhân viên văn phòng làm việc với máy tính, cúi cổ lâu nhà, làm cột sống cổ bị còng
nhẹ, thay vì ưỡn; công nhân khuân vác, nhân viên vệ sinh cúi lưng quét nhà lâu
ngày, làm cột sống thắt bị còng, thay vì ưỡn; nông dân lao động, ngồi xổm cắt cỏ
lâu ngày làm cột sống thắt lưng bị còng, thay vì ưỡn … Ngoài ra, một số bệnh lý
các cơ quan lân cận đột sống gây đau cấp tính hoặc đau kéo dài một bên, làm co
thắt cơ cạnh sống không đồng đều cũng làm cho cột sống biến đổi cong vẹo bất
thường, mất đường cong sinh lý.
4. Cần
làm gì khi nhận kết quả chẩn đoán hình ảnh là có mất đường cong sinh lý cột sống
?
Mất
đường cong sinh lý cột sống không phải là một bệnh, mà là một dấu hiệu gián tiếp
của một tình trạng bệnh nào đó của cột sống hoặc của các cấu trúc cạnh cột sống.
Tốt nhất là nên được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa côt sống, tìm nguyên
nhân để giải quyết vấn đề. Trong trường hợp chỉ là mất đường cong sinh lý cột sống
do thói quen làm việc, tư thế xấu thì hãy điều chỉnh lại bản thân. Tránh các tư
thế xấu kéo dài, thường xuyên tập thể dục, vận động cơ, thay đổi tư thế thường
xuyên, tránh đau mỏi cơ kéo dài do công việc.
X
quang cột sống cổ: Hình bên trái: cột sống cổ có đường cong bình thường. Hình bên
phải: mất đường cong sinh lý cột sống cổ. Cho thấy cột sống cổ dựng thẳng đứng
(không còn ưỡn như hình bên trái). Trong đó, đoạn từ đốt C4 đến C6 hơi còng nhẹ
khó nhận thấy.
X
quang cột sống thắt lưng có đường cong sinh lý bình thường.
X quang: Giảm độ cong sinh lý cột sống thắt lưng. Cột sống thắt
lưng dựng thẳng đứng, thậm chí hơi bị còng thay vì cong ưỡn ra trước khoảng
40-60 độ.
X quang: Mất đường cong sinh lý cột
sống thắt lưng do thoái hoá. Cột
sống thắt
lưng hơi bị còng đoạn
từ đốt sống L1 đến L3 thay vì cong ưỡn ra trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét